Những di chứng (hậu quả) của trầm cảm bạn nên biết

Tình trạng hậu trầm cảm – dù ít được nhắc đến do với trầm cảm nhưng lại ảnh hưởng đến cuộc sống của nhiều người. Sau khi giai đoạn trầm cảm kết thúc, người bệnh thường kỳ vọng rằng họ sẽ sớm trở lại quỹ đạo cuộc sống bình thường. Tuy nhiên, họ nhận thấy rằng những khó khăn tâm lý lẫn thể chất vẫn còn hiện hữu trong đời sống hàng ngày. Vậy triệu chứng của hậu trầm cảm và cách khắc phục là gì? Hãy cùng Testtramcam.vn tìm hiểu qua bài viết này.

Biểu Hiện của Hậu Trầm Cảm như thế nào?

Hậu trầm cảm mặc dù không phải là một giai đoạn chẩn đoán chính thức trong các hướng dẫn y tế, nhưng nó đề cập đến những biểu hiện mà người bệnh cảm thấy bị ảnh hưởng sau giai đoạn trầm cảm. Triệu chứng hậu trầm cảm tuy là khác nhau tùy vào tình trạng của mỗi người, nhưng thường bao gồm những biểu hiện dưới đây:

  • Mệt mỏi kéo dài: Đây là triệu chứng phổ biến của hậu trầm cảm – dù đã nghỉ ngơi đầy đủ, người bệnh vẫn cảm thấy mệt mỏi và kiệt sức. Người bệnh cảm thấy khó khăn trong việc duy trì năng lượng cho các hoạt động hàng ngày và cảm thấy mất động lực để sống.
  • Khí sắc giảm: Bệnh nhân thường sẽ có xu hướng luôn buồn bã, bi quan trong mọi vấn đề của cuộc sống, ví dụ như luôn cảm thấy khó chịu trong người, nhức mỏi các cơ,… Nhiều trường hợp dễ bị kích động và tức giận hơn bình thường.
  • Khả năng tập trung giảm sút: Việc ghi nhớ và tập trung khó khăn hơn bình thường, điều này có thể dẫn đến việc cản trở trong công việc và học tập.
  • Thay đổi về cân nặng và cảm giác thèm ăn: Cân nặng của người bệnh có thể thay đổi liên tục. Phần lớn sự thèm ăn sẽ thường bị giảm đi nhiều và mất đi cảm giác ngon miệng, nhiều trường hợp nặng bệnh nhân nhịn ăn hoàn toàn. Ngược lại, số ít lại có thể ăn một cách ngon miệng và ăn không kiểm soát, dẫn đến tình trạng béo phì.
hậu trầm cảm
Hậu quả để lại sau trầm cảm
  • Vấn đề về giấc ngủ: Đây là vấn đề người bệnh thường gặp nhất. Họ có thể ngủ rất nhiều hoặc ngủ rất ít, thậm chí mất ngủ. Điều này khiến người bệnh hậu trầm cảm luôn luôn ở trong trạng thái mệt mỏi và bất an.
  • Khó khăn trong việc giao tiếp xã hội: Họ có xu hướng sống khép kín lại và gặp khó khăn trong việc kết nối với những mối quan hệ xã hội. Từ đó, việc cô lập bản thân khiến họ cảm thấy cô đơn và càng khiến bệnh chuyển biến phức tạp hơn
  • Tìm đến các tệ nạn: Sau khi trải qua trầm cảm, một số người có thể tìm đến những tệ nạn như bia rượu, chất kích thích để đối phó với những cảm xúc tiêu cực còn sót lại. Họ có xu hướng sống buông thả, lạm dụng các chất kích thích để quên đi cảm giác buồn và lo âu, số ít có thể bị cuốn vào các hành vi tội phạm do không được giải tỏa. Tuy nhiên điều này lại làm trầm trọng thêm các vấn đề tâm lý và gây hại cho xã hội.
  • Cảm giác muốn chết và muốn hủy hoại bản thân: Theo báo cáo của Viện sức khỏe tâm thần, mỗi năm Việt Nam có hơn 40.000 người tự tử do trầm cảm. Nguyên nhân dẫn tới tự tử phần lớn là vì muốn giải thoát sự đau khổ do hậu trầm cảm gây nên.

Phục Hồi Hậu Trầm Cảm Như Thế Nào

Phục hồi hậu trầm cảm là quá trình cần nhiều thời gian, kiên nhẫn và hỗ trợ từ nhiều phía, từ đó giúp người bệnh lấy lại động lực để dần cân bằng cuộc sống. Người bệnh có thể tham khảo các phương pháp sau để vượt qua giai đoạn khó khăn sau trầm cảm:

  • Tìm kiếm sự hỗ trợ từ chuyên gia tâm lý: Nên tham gia các buổi trị liệu với chuyên gia tâm lý để hiểu rõ hơn bản thân bạn đang cần gì, gặp khó khăn ở đâu trong giai đoạn hậu trầm cảm. Từ đó dần dần tháo gỡ những vấn đề còn khúc mắc.
  • Lắng nghe bản thân: Hãy dành thời gian để quay vào bên trong bản thân, lắng nghe nhu cầu cơ thể và tâm trí để nhắc bản thân nghỉ ngơi đúng lúc. Đừng ép buộc bản thân làm những việc không thoải mái.
  • Tạo thói quen lành mạnh: Ngoài việc phải có chế độ ăn uống healthy, việc tập thể dục đều đặn là yếu tố cần thiết để tạo nên cuộc sống vui vẻ và lành mạnh. Bạn có thể tìm đến các bộ môn như yoga hoặc thiền để cải thiện tâm trạng và sức khỏe. Bên cạnh đó việc ngủ đúng giờ, tạo môi trường ngủ thoải mái cũng cực kì quan trọng.
hậu trầm cảm
Xây dựng thói quen tốt cho bản thân
  • Chia sẻ với bạn bè, người thân: Việc cởi mở chia sẻ những cảm xúc và suy nghĩ của bản thân với mọi người sẽ giúp bạn nhận được nhiều sự hỗ trợ từ những người xung quanh. Bạn có thể tham gia vào các cộng đồng trên các trang mạng xã hội và kết nối với những người có trải nghiệm tương tự – những người đã vượt qua giai đoạn trầm cảm và hậu trầm cảm thành công.
  • Học cách chấp nhận bản thân: Bạn phải hiểu rằng không ai hoàn hảo, ai cũng có lúc mệt mỏi và yếu đuối. Thay vì cảm thấy bản thân vô dụng, hãy tập cách hoàn thiện chính mình và yêu thương bản thân nhiều hơn nhé!

Những biểu hiện và các phương pháp phục hồi ở trên đã giúp các bạn hiểu rõ hơn giai đoạn hậu trầm cảm. Có thể thấy ảnh hưởng của hậu trầm cảm để lại cực kì nghiêm trọng, gây mất cân bằng trong lối sống lẫn tinh thần của người bệnh. Thông qua bài viết này, Testtramcam.vn hy vọng rằng việc hiểu rõ những biểu hiện ở giai đoạn này sẽ giúp bạn biết được cách điều trị hiệu quả. Việc phục hồi tinh thần và thể chất là một hành trình cần nhiều công sức và thời gian. Không ai là hoàn hảo vì vậy hãy tin tưởng vào chính bản thân và cố gắng mỗi ngày!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Xin chào các đọc giả testtramcam.vn !

Đây là nội dung chất lượng và hoàn toàn miễn phí, chúng tôi không thu bất kỳ chi phí nào người dùng. Tuy nhiên, chúng tôi cần một ít chi phí để nội dung ngày càng tốt hơn và phục vụ các bạn đọc giả tốt hơn, đôi khi trong quá trình truy cập website sẽ xuất hiện 1 vài quảng cáo. Hy vọng các bạn thông cảm.

Tắt Quảng Cáo
Tôi đồng ý
Bắt đầu test nhanh Các bài test trầm cảm