Những dấu hiệu trầm cảm phổ biến và cách điều trị hiệu quả

dấu hiệu trầm cảm

Trầm cảm là một rối loạn tâm lý phổ biến nhưng thường bị bỏ qua. Nhận biết sớm các dấu hiệu trầm cảm là bước quan trọng để điều trị kịp thời và ngăn ngừa những hậu quả nghiêm trọng. Hãy cùng Testtramcam.vn tìm hiểu những dấu hiệu cảnh báo của trầm cảm để bảo vệ sức khỏe tinh thần của bạn và người thân qua bài viết dưới đây nhé!

Dấu hiệu của bệnh trầm cảm là gì?

​​Theo thông tin từ Bộ Y tế, một số dấu hiệu trầm cảm thường gặp ở người bệnh là tâm trạng chán nản kéo dài, mất quan tâm đến hoạt động và sở thích, thay đổi về cân nặng và giấc ngủ. Bệnh nhân có thể trải qua kích động hoặc phản ứng chậm, cảm thấy mệt mỏi liên tục và suy giảm năng lượng. Ngoài ra, họ cũng có thể cảm thấy bất lực, tự trách bản thân và gặp khó khăn trong việc tập trung và đưa ra quyết định. Ý nghĩ về tự tử cũng thường xuyên xuất hiện.

Dấu hiệu của bệnh trầm cảm là gì?
Dấu hiệu của bệnh trầm cảm là gì?

Theo Testtramcam.vn, dấu hiệu trầm cảm có thể phân loại thành ba loại chính:

  • Trầm cảm tâm lý: Người bệnh thường có tâm trạng buồn bã, cảm giác vô vọng, tự trọng thấp, dễ khóc, cảm thấy tội lỗi, cáu kỉnh, mất động lực và quyết định, cùng với lo lắng và ý nghĩ về tự tử.
  • Trầm cảm thể chất: Người bệnh trở nên di chuyển chậm, nói chậm, thay đổi khẩu vị và cân nặng, đau nhức không rõ nguyên nhân, thiếu năng lượng, giảm ham muốn tình dục, và rối loạn giấc ngủ.
  • Trầm cảm xã hội: Người bệnh thường tránh tiếp xúc với bạn bè và hoạt động xã hội, mất hứng thú với sở thích, và gặp rắc rối trong mối quan hệ với gia đình, bạn bè và đồng nghiệp.

Nhóm đối tượng dễ mắc bệnh trầm cảm bao gồm:

  • Người trải qua stress lớn: Nhóm đối tượng này gặp phải các biến cố như mất việc làm, chuyển đổi cuộc sống lớn, hoặc mất một người thân 
  • Người có tiền sử gia đình: Nếu có người thân trong gia đình mắc bệnh trầm cảm, nguy cơ mắc bệnh này có thể cao hơn cho cá nhân đó. 
  • Người già: Nhóm đối tượng này gặp các vấn đề sức khỏe, mất đối tác hoặc bạn bè, và cảm giác cô đơn 
  • Phụ nữ mang thai và sau sinh: Nhóm đối này có sự thay đổi hormone và gặp áp lực trong việc nuôi dưỡng một em bé.

Khi nào thì nên đi gặp bác sĩ điều trị bệnh trầm cảm?

Báo cáo từ các cơ sở nghiên cứu hàng đầu trên thế giới đã chỉ ra rằng nguyên nhân gây trầm cảm rất đa dạng. Nhiều yếu tố có thể kết hợp gây ra tình trạng này. Căng thẳng từ các sự kiện buồn như mất người thân, đổ vỡ mối quan hệ, và khủng hoảng tài chính có thể dẫn đến trầm cảm. Tính cách, di truyền, sự cô đơn, sử dụng rượu và ma túy, cũng như những vấn đề về sức khoẻ đều có thể là nguyên nhân của trầm cảm.

Trầm cảm có thể gây ra hậu quả và di chứng nghiêm trọng cho người bệnh. Cụ thể, cảm xúc tiêu cực và mất ham muốn có thể làm suy giảm chất lượng cuộc sống và mối quan hệ. Nó cũng ảnh hưởng đến sự phát triển cá nhân và sự nghiệp bằng cách gây ra khó khăn trong hoạt động hàng ngày và ra quyết định. Nếu không được điều trị kịp thời, trầm cảm có thể dẫn đến các biến thể nghiêm trọng như bệnh tiểu đường, mất trí nhớ và tự tử.

Khi nào thì nên đi gặp bác sĩ điều trị bệnh trầm cảm?
Khi nào thì nên đi gặp bác sĩ điều trị bệnh trầm cảm?

Theo thông tin từ các Y Bác sĩ đầu ngành, bạn nên gặp bác sĩ khi cảm thấy xuất hiện dấu hiệu của trầm cảm. Việc đưa ra nhận định và điều trị sớm có thể giúp ngăn chặn tình trạng trầm cảm trở nên nghiêm trọng hơn và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Điều trị trầm cảm có thể bao gồm hai phương pháp chính: Tự điều trị tại nhà và tìm sự giúp đỡ từ các bác sĩ chuyên khoa tâm lý. Tại nhà, bệnh nhân có thể thực hiện các biện pháp như thay đổi lối sống, tập thể dục thường xuyên và thực hiện các hoạt động giảm căng thẳng. Tuy nhiên, nếu triệu chứng trầm cảm nghiêm trọng hoặc kéo dài thì việc tìm kiếm sự tư vấn và điều trị chuyên môn từ bác sĩ là cần thiết để đảm bảo điều trị hiệu quả và an toàn.

​​Để phòng tránh bệnh trầm cảm, hãy duy trì một lối sống lành mạnh với chế độ ăn uống cân đối và tập thể dục đều đặn. Xây dựng mối quan hệ xã hội tích cực và hỗ trợ từ gia đình và bạn bè cũng rất quan trọng. Ngoài ra, bạn hãy học cách quản lý stress và áp lực trong cuộc sống bằng các kỹ năng tự chăm sóc và thư giãn như thiền và yoga. Tránh sử dụng thuốc lá và rượu bia, cũng như kiểm soát việc tiếp xúc với các chất gây nghiện. Đối với những người có nguy cơ mắc bệnh cao, việc tìm kiếm sự hỗ trợ từ chuyên gia tâm lý hoặc tư vấn tâm lý định kỳ cũng có thể giúp phòng ngừa bệnh trầm cảm.

Theo nhận định tổng quan của Test Trầm Cảm, bệnh trầm cảm là một vấn đề sức khỏe tâm thần phổ biến và nghiêm trọng. Nó ảnh hưởng đến hàng triệu người trên khắp thế giới và có thể gây ra hậu quả nặng nề nếu không được điều trị kịp thời. Nếu bản thân đang có những triệu chứng và biểu hiện của bệnh trầm cảm. Các bạn nên thực hiện các bài test trầm cảm online để xác định tình trạng và mức độ bệnh nhé. Việc nhận biết và điều trị sớm là rất quan trọng để ngăn chặn tình trạng trầm cảm trở nên nghiêm trọng hơn và cải thiện chất lượng cuộc sống. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Xin chào các đọc giả testtramcam.vn !

Đây là nội dung chất lượng và hoàn toàn miễn phí, chúng tôi không thu bất kỳ chi phí nào người dùng. Tuy nhiên, chúng tôi cần một ít chi phí để nội dung ngày càng tốt hơn và phục vụ các bạn đọc giả tốt hơn, đôi khi trong quá trình truy cập website sẽ xuất hiện 1 vài quảng cáo. Hy vọng các bạn thông cảm.

Tắt Quảng Cáo
Tôi đồng ý
Bắt đầu test nhanh Các bài test trầm cảm