Trầm cảm có mấy giai đoạn? Mức độ trầm cảm ở giai đoạn nào là nguy hiểm nhất

mức độ trầm cảm

Trầm cảm là một căn bệnh tâm lý nghiêm trọng có nhiều mức độ trầm cảm khác nhau ảnh hưởng đến cảm xúc, suy nghĩ và hành vi của con người. Nó không chỉ gây ra những cảm giác buồn bã, mệt mỏi kéo dài mà còn có thể làm suy giảm chất lượng cuộc sống và khả năng làm việc của người mắc bệnh. Bài viết dưới đây Testtramcam.vn sẽ cho bạn biết các mức độ trầm cảm, cách phòng tránh căn bệnh này.

Trầm cảm có mấy giai đoạn? Gồm những mức độ nào?

Trầm cảm là một tình trạng bệnh lý của cảm xúc, biểu hiện bằng quá trình ức chế hoạt động tâm thần. Các giai đoạn của trầm cảm được phân loại dựa trên các yếu tố khác nhau như: Triệu chứng bạn gặp phải, mức độ nghiêm trọng, tần suất xuất hiện của chúng. Giai đoạn trầm cảm nhẹ thường có biểu hiện là cảm giác buồn bã tạm thời. Những triệu chứng này có thể xảy ra trong nhiều ngày, gây ảnh hưởng tới các hoạt động bình thường của bạn. Giai đoạn trầm cảm vừa được phát triển từ giai đoạn đầu tiên. Trầm cảm vừa có những biểu hiện tương tự trầm cảm nhẹ nhưng mức độ nặng hơn. Tiếp theo là trầm cảm giai đoạn muộn, nặng, không kèm theo loạn thần, giai đoạn này có các triệu chứng nghiêm trọng và đáng chú ý, thậm chí người thân cũng có thể phát hiện ra như buồn bã kéo dài, dễ kích động, chậm chạp, tự làm tổn thương bản thân,… Cuối cùng là giai đoạn trầm cảm nặng có kèm theo loạn thần, đây là giai đoạn cần phải có sự can thiệp y tế càng sớm càng tốt. Người bệnh có kèm theo những triệu chứng như hoang tưởng, xuất hiện ảo giác, ví dụ nghe thấy tiếng nói, âm thanh lạ hoặc tưởng tượng ra có tai họa sắp xảy ra,… 

Trầm cảm có mấy giai đoạn? Gồm những mức độ nào?
Trầm cảm có mấy giai đoạn? Gồm những mức độ nào?

Theo thông tin từ Testtramcam, nguyên nhân của bệnh trầm cảm thường đến từ các chấn thương, bệnh lý khó chữa, việc sử dụng chất kích thích, căng thẳng, mệt mỏi và nhiều vấn đề đem lại stress, lo lắng khác. Những đối tượng dễ mắc trầm cảm thường là: Trầm cảm sau sinh, trầm cảm tuổi học đường, trầm cảm vì thất nghiệp,…

Hậu quả của bệnh trầm cảm được đánh giá là có thể gây ra rất nhiều hệ lụy nghiêm trọng, chúng tác động đến mọi khía cạnh trong đời sống, đảo lộn hoàn toàn tương lai, dự định của người bệnh hoặc thậm chí là dẫn đến tử vong.

Điều trị và phòng ngừa bệnh trầm cảm tuỳ vào từng mức độ

Để không mắc phải căn bệnh trầm cảm, mỗi người nên biết những phương pháp phòng tránh và điều trị kịp thời mỗi khi nhận thấy bản thân có có những biểu hiện, tình trạng xấu liên quan đến bệnh trầm cảm. Sau đây là một số biểu hiện, phương pháp điều trị và phòng tránh mà Testtramcam đã tổng hợp được đối với từng mức độ bệnh.

Điều trị và phòng ngừa bệnh trầm cảm tuỳ vào từng mức độ
Điều trị và phòng ngừa bệnh trầm cảm tuỳ vào từng mức độ

Ở giai đoạn trầm cảm nhẹ, đây là trạng thái khi người bệnh cảm thấy buồn chán và mất hứng thú, nhưng không ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động hàng ngày. Trầm cảm nhẹ có thể tự khỏi trong một vài tuần đến vài tháng mà không cần điều trị chuyên môn. Tuy nhiên, nếu tình trạng kéo dài hoặc trở nên nặng hơn, người bệnh cần được chăm sóc và theo dõi về mức độ phát triển của bệnh để có những giải pháp kịp thời. Để phòng tránh bạn có thể thiết lập một số thói quen tốt như tập thể dục hàng ngày, duy trì một lịch trình ngủ đều đặn, thực hiện các hoạt động giảm căng thẳng như thiền và yoga, duy trì mối quan hệ xã hội tích cực, và hạn chế tiếp xúc với các yếu tố gây căng thẳng. 

Tiếp theo là giai đoạn trầm cảm vừa, thường được mô tả là cảm thấy buồn chán, mất hứng thú và thiếu năng lượng. Mức độ của nó có thể gây khó khăn trong việc thực hiện các hoạt động hàng ngày nhưng không đủ nghiêm trọng để gây ra sự suy giảm toàn diện trong chất lượng cuộc sống. Bệnh trầm cảm ở giai đoạn vừa có thể tự khỏi nếu được chăm sóc đúng cách. Cụ thể, để giảm mức độ trầm cảm, bạn có thể áp dụng các biện pháp như tập thể dục đều đặn, duy trì một chế độ dinh dưỡng cân đối, thực hiện các phương pháp giảm căng thẳng như thiền và yoga, cùng với việc tìm kiếm sự hỗ trợ từ gia đình, bạn bè và chuyên gia tâm lý. Tuy nhiên, việc gặp bác sĩ tâm lý ở giai đoạn trầm cảm vừa là quan trọng để đảm bảo bạn nhận được liệu pháp phù hợp nhất.

Cuối cùng là giai đoạn trầm cảm nặng, Testtramcam.vn đánh giá đây là giai đoạn cảnh báo của bệnh. Có thể gây ra suy yếu nghiêm trọng trong tư duy, cảm xúc và hành vi. Người mắc trầm cảm giai đoạn nặng thường trải qua cảm giác cô đơn sâu sắc, mất sự quan tâm vào cuộc sống và thậm chí có suy nghĩ tự tử. Biểu hiện của họ bao gồm cảm giác vô vọng, tư duy tiêu cực, giảm hoạt động, thậm chí là tự tử. Để điều trị bệnh trầm cảm ở mức độ nặng, bệnh nhân cần kết hợp tư vấn tâm lý và thuốc điều trị trầm cảm. Phương pháp điều trị có thể bao gồm tâm lý trị liệu cá nhân hoặc nhóm, cùng với thuốc chống trầm cảm. Tuy nhiên, quan trọng nhất là tìm kiếm sự hỗ trợ từ chuyên gia để đảm bảo điều trị hiệu quả và an toàn.

Nếu bạn đang có những triệu chứng lo lắng, bất an về tinh thần nhưng không biết bản thân mắc phải là trầm cảm hay bệnh tự kỷ. Hãy thực hiện các bài test tại Testtramcam.vn để xác định tình trạng sức khoẻ tâm lý, từ đó có những hướng điều trị phù hợp nhất nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Xin chào các đọc giả testtramcam.vn !

Đây là nội dung chất lượng và hoàn toàn miễn phí, chúng tôi không thu bất kỳ chi phí nào người dùng. Tuy nhiên, chúng tôi cần một ít chi phí để nội dung ngày càng tốt hơn và phục vụ các bạn đọc giả tốt hơn, đôi khi trong quá trình truy cập website sẽ xuất hiện 1 vài quảng cáo. Hy vọng các bạn thông cảm.

Tắt Quảng Cáo
Tôi đồng ý
Bắt đầu test nhanh Các bài test trầm cảm