Cuộc sống không phải lúc nào cũng diễn ra theo đúng mong muốn của mỗi người. Chính vì vậy, đôi lúc bạn thường rơi vào tình trạng tự nhiên thấy chán đời, muốn chết và muốn từ bỏ hết mọi thứ. Những dấu hiệu dưới đây sẽ cho bạn biết rằng đã đến lúc bạn cần thay đổi bản thân để không trượt dài trong sự chán nản. Hãy cùng Testtramcam.vn tìm hiểu chi tiết nhé!
Nguyên nhân dẫn đến sự tuyệt vọng chán nản trong cuộc sống
Một số nguyên nhân dẫn đến sự chán nản và tuyệt vọng trong tư tưởng và tinh thần
Mất Hứng Thú Với Mọi Thứ:
- Đã bao lâu rồi bạn đón nhận mọi tin tức chỉ bằng một cái nhướn mày hoài nghi chứ không còn là ngạc nhiên thích thú? Một phát minh mới không còn làm bạn ngạc nhiên hay tin tức nóng hổi không còn gợi tò mò? Tất cả đều là dấu hiệu của sự “chán đời quá”.
- Sự mất hứng thú với mọi thứ xung quanh là một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy bạn đang trải qua giai đoạn chán nản. Khi không còn thấy vui vẻ hay tò mò về những điều mới mẻ, bạn dễ dàng rơi vào trạng thái trầm cảm và cảm thấy cuộc sống vô nghĩa.
Bỏ Bê Bản Thân Và Nhà Cửa
- Nếu bạn không quan tâm đến ngoại hình hay không dọn dẹp nhà cửa trong một thời gian dài thì đây là dấu hiệu của một cuộc khủng hoảng “chán đời muốn chết”. Sự thờ ơ với cơ thể và môi trường xung quanh cho thấy cuộc sống bạn đang không trôi chảy và bạn đã chấp nhận điều đó chứ không còn muốn tìm giải pháp khắc phục.
- Những lúc chán đời nên làm gì? Lau dọn sẽ giúp bạn quên buồn phiền và sắp xếp lại những suy nghĩ rối rắm. Dù có đang chán chường tới đâu thì bạn cũng hãy cố gắng dọn dẹp môi trường xung quanh mình. Nếu nhà cửa đã gọn gàng nhưng tâm trạng vẫn chưa cải thiện, bạn hãy thử chỉnh trang lại bản thân bằng cách cắt tóc thử xem nhé!
Chán Ghét Công Việc Hiện Tại
- Rất nhiều người rơi vào tình trạng chỉ vừa đến công ty đã mong đến giờ về. Hoặc một số người lại sợ thứ Hai và chỉ chờ tới cuối tuần để được nghỉ ở nhà. Dấu hiệu chán ghét công việc này cho thấy bạn đang bế tắc và cần thay đổi. Bạn hãy tìm lý do để tiêu diệt virus “chán việc” này ngay.
- Có thể bạn không thích vị trí nhàm chán hiện tại, đồng nghiệp không thân thiện hoặc mệt mỏi vì đi làm xa trong giờ cao điểm… Dù lý do là gì, bạn vẫn cần tìm cách giải quyết như đổi việc để có vị trí thú vị hơn, đi làm sớm để tránh giờ cao điểm hay tìm cách kết thân với đồng nghiệp.
Từ Chối Giao Tiếp Với Mọi Người
- Ai cũng cần có không gian riêng tư, nhưng nếu bạn hoàn toàn không muốn gặp ai kể cả bạn bè, người thân và chỉ muốn giao tiếp trên mạng xã hội thì có thể trạng thái tâm lý của bạn đang ở mức trầm trọng.
- Khi rơi vào quãng thời gian chán đời, bạn hãy tâm sự với một người bạn tin tưởng, thân thiết nhất. Họ sẽ đưa ra những lời khuyên bổ ích giúp bạn thay đổi cuộc sống theo hướng tích cực và bạn cũng được lắng nghe, chia sẻ.
Dễ Tức Giận Và Nổi Cáu Với Mọi Chuyện
- Bạn bực bội vì những chuyện khá nhỏ nhặt thì có thể bạn đang rất chán đời và có bức bối cần giải quyết. Bạn cần thẳng thắn thừa nhận với bản thân điều gì đang khiến bạn lo lắng và nhanh chóng loại bỏ lý do này. Nếu bạn đối mặt giải quyết mọi khúc mắc trong lòng thì mọi thứ sẽ ổn định trở lại ngay thôi.
Có Nhiều Thói Quen Xấu
- Khi cảm thấy chán đời, nhiều người thường có xu hướng tìm đến những thói quen xấu như dùng rượu, thuốc lá, đồ ăn, hay thức đêm… để quên đi mọi vấn đề khiến bản thân lo sợ. Tuy nhiên, những thói quen không tốt này chỉ khiến mọi chuyện tồi tệ hơn với hàng loạt vấn đề về sức khỏe.
- Để thoát khỏi những lúc “chán đời muốn chết”, bạn hãy học cách bỏ các thói quen xấu mình đang có để cải thiện bản thân. Sau đó, bạn hãy tập trung xây dựng những thói quen tốt giúp giảm stress như tập thể dục, nghe nhạc, đọc sách…
Cách vượt qua tình trạng trầm cảm chán nản cuộc sống muốn chết
Sống Ở Hiện Tại
- Bạn luôn cho rằng ngày xưa mọi thứ tốt hơn và luôn mơ mộng về những kỷ niệm cũ. Hoặc ngược lại, bạn luôn tự an ủi bản thân rằng ngày mai có thể sẽ tốt hơn và luôn đợi một ngày vui vẻ không bao giờ tới. Những tâm lý này đều không tốt vì bạn sẽ không hoàn thành được các việc ở hiện tại.
- Luyến tiếc quá khứ hay mơ mộng tương lai hoàn toàn không sai trái, nhưng thay vì luôn chìm đắm trong những viễn tưởng này, bạn hãy tập trung thay đổi hiện thực. Bạn hãy dành thời gian thiết lập các mục tiêu cụ thể trong ngày như mình cần làm xong những phần việc nào, phải hoàn thành việc nhà nào…
Tìm Nơi Để “Nạp Điện”
- Mỗi người có một cách riêng để giải tỏa tâm trạng không tốt. Có người thích chơi thể thao, đi bộ quanh công viên, có người lấy lại tinh thần bằng một chuyến du lịch hoặc ngồi thiền. Nhưng nếu những nơi từng giúp bạn lấy lại tinh thần giờ chỉ khiến bạn thất vọng thì rõ ràng bạn đang gặp khủng hoảng trầm trọng.
- Những lúc không có một nơi nào để cải thiện tâm trạng, bạn cần những biện pháp triệt để hơn để thoát khỏi tiêu cực như là tìm đến các nhà tâm lý. Trò chuyện với một người có chuyên môn như vậy sẽ giúp bạn an tâm hơn và tìm ra cách thoát cơn buồn chán nhanh hơn.
Tránh Lệ Thuộc Vào Điện Thoại
- Nghiên cứu của Đại học Y Pittsburgh cho thấy những người dành thời gian nhiều hơn một giờ trên mạng xã hội dễ bị trầm cảm hơn. Lướt Facebook và xem những hình ảnh, trạng thái của người khác chỉ tạo ra cảm giác ghen tỵ và những niềm tin méo mó rằng người khác sống tốt hơn, tươi đẹp hơn, thành công hơn bạn.
- Thay vì lên mạng xã hội rồi cảm thấy mất tự tin, lo lắng, suy sụp hay thậm chí cảm thấy cô độc hơn, bạn hãy cố gắng vận động cơ thể và tham gia các hoạt động ngoài trời thường xuyên. Thay đổi không khí như vậy sẽ mang đến cảm giác mới mẻ hơn cho bạn.
Đừng Trì Hoãn Những Dự Định
- Đã bao lần bạn đợi đến ngày mai để bắt đầu kế hoạch tập thể dục hay đợi tới năm sau để bắt đầu một việc kinh doanh mới? Việc trì hoãn này sẽ làm bạn mãi bế tắc trong quãng thời gian chán đời.
- Bạn đừng đợi đến một dịp đặc biệt hay một ngày đặc biệt, mà hãy bắt đầu ngay từ hôm nay. Bạn hãy lập ra cho mình một thời gian biểu thật chi tiết và đặt giới hạn thời gian cho những việc trong lịch trình này để mình không thể trì hoãn nữa.
Xây Dựng Thói Quen Tốt
- Theo lời khuyên từ các chuyên gia tâm lý, bạn hãy học cách bỏ các thói quen xấu mình đang có để cải thiện bản thân để thoát khỏi những lúc chán đời. Sau đó, bạn hãy tập trung xây dựng những thói quen tốt giúp giảm stress như tập thể dục, nghe nhạc, đọc sách… Những hoạt động lành mạnh này không chỉ giúp bạn có cơ thể khỏe mạnh mà còn cải thiện tâm trạng và tinh thần.
Tâm Sự Với Người Tin Tưởng
- Khi rơi vào quãng thời gian chán đời, bạn hãy tâm sự với một người bạn tin tưởng, thân thiết nhất. Họ sẽ đưa ra những lời khuyên bổ ích giúp bạn thay đổi cuộc sống theo hướng tích cực và bạn cũng được lắng nghe, chia sẻ.
Qua những thông tin mà Testtramcam.vn đã tổng hợp, có thể thấy chán nản cuộc sống và cảm giác muốn chết là những trạng thái tâm lý rất nghiêm trọng và cần được xử lý kịp thời. Bằng cách nhận biết các dấu hiệu và tìm cách vượt qua, bạn sẽ có thể cải thiện chất lượng cuộc sống và tìm lại niềm vui. Hãy nhớ rằng, bạn không đơn độc trong cuộc hành trình này và luôn có người sẵn sàng giúp đỡ bạn.