Lập kế hoạch chăm sóc người bị trầm cảm đòi hỏi phải toàn diện và chi tiết nhằm đảm bảo họ nhận được sự hỗ trợ cần thiết. Kế hoạch này cần tập trung vào việc cung cấp môi trường an toàn, khuyến khích thói quen sống lành mạnh và xây dựng hệ thống hỗ trợ xã hội tích cực để giúp họ vượt qua những khó khăn về tâm lý. Bài viết dưới đây của Testtramcam.vn sẽ giúp bạn hiểu được nên làm những gì để chăm sóc người bị trầm cảm.
Lập kế hoạch chăm sóc người bị trầm cảm như thế nào để hiệu quả?
Người bị trầm cảm khó có thể làm việc hoặc sinh hoạt bình thường với gia đình và bạn bè xung quanh, nghiêm trọng hơn là có các hành động làm tổn thương chính bản thân mình, thậm chí là tự tử. Một số dấu hiệu cho thấy người thân, bạn bè của bạn đang mắc bệnh trầm cảm như là buồn bã, lo âu, tự cô lập bản thân, mất giấc ngủ, rối loạn vận động, mặc cảm, suy nghĩ tiêu cực. Các dấu hiệu này kéo dài trong thời gian dài, ảnh hưởng đến sức khỏe, suy nghĩ và hành động của người bệnh.
Người bệnh thường cũng khá nhạy cảm, Test Trầm Cảm thấy rằng người thân, bạn bè cần có một kế hoạch chăm sóc người bị trầm cảm một cách khéo léo để giúp người bệnh đi thăm khám, cũng như cần lưu ý về cách chăm sóc, đối xử với người bệnh để tránh làm bệnh tình thêm trầm trọng và giúp họ sớm vượt qua căn bệnh này.
Một số điều nên làm như là tâm sự, trò chuyện để giải bày những vấn đề đang xảy ra với họ, hạn chế phán xét và kiên nhẫn lắng nghe về những điều mà họ đã trải qua. Dành thời gian cùng làm những điều tích cực với họ để họ thoát ra khỏi tâm trạng buồn bã. Ngoài ra, người trầm cảm ở một giai đoạn nào đó có xu hướng tự làm đau mình, dành thời gian bên cạnh họ còn đảm bảo họ không làm mình bị thương hay thậm chí có hành vi tự tử. Bên cạnh đó, không phải bệnh nhân trầm cảm nào cũng sẵn sàng đi khám với một bác sĩ tâm lý, vì thế nên chủ động xếp cuộc hẹn với bác sĩ tâm lý trước hoặc một cuộc khám, tư vấn từ xa qua video sẽ hiệu quả hơn trong trường hợp này. Đặc biệt, nếu phát hiện người thân có các dấu hiệu tự làm tổn thương bản thân mình, bạn cần liên hệ sớm với các chuyên gia, bác sĩ tâm lý.
Một số điều không nên làm như là chăm sóc người bệnh một mình bởi việc này có thể khiến cả hai mệt mỏi hơn. Vì vậy, bạn nên tìm kiếm sự giúp đỡ phù hợp từ những người khác. Và bạn cũng không nên đưa ra các lời khuyên vì bạn không phải là chuyên gia hay bác sĩ tâm lý, bạn khó có thể đưa ra những lời khuyên hay tư vấn để giúp họ vượt qua bệnh trầm cảm. Trên hết, họ cần một người tin tưởng, ở bên cạnh họ trong quá trình điều trị bệnh. Mỗi người bệnh trầm cảm có các biểu hiện và trải nghiệm khác nhau. Không nên so sánh những điều đang trải qua của họ với người khác và với chính bản thân bạn. Điều này sẽ khiến người bệnh trầm cảm càng thu mình và khó chia sẻ với bạn. Ngoài ra, cũng khiến họ mặc cảm về bản thân mình nhiều hơn. Điều mà người bệnh trầm cảm cần là sự lắng nghe chân thành từ phía bạn.
Cách nhận biết và phòng ngừa bệnh trầm cảm hiệu quả
Nhận thức được những ảnh hưởng mà căn bệnh cầm cảm đem lại, bản thân mỗi người nên biết cách phòng tránh và điều trị kịp thời. Một số dấu hiệu mắc bệnh trầm cảm mà bạn nên biết như là tình trạng khí sắc giảm do buồn bã, chán nản, bi quan, mất hết niềm tin trong cuộc sống. Mất hết các sở thích vốn có trước đây kể cả ham muốn tình dục. Nam nữ có biểu hiện suy giảm tình dục như lãnh cảm ở nữ hoặc rối loạn cương dương ở nam giới. Rối loạn giấc ngủ là triệu chứng hay gặp nhất chiếm 95% số trường hợp bệnh nhân trầm cảm. Bạn sẽ cảm thấy trằn trọc khó đi vào giấc ngủ mặc dù đôi khi cảm thấy rất buồn ngủ nhưng lại không thể ngủ, hoặc là thức dậy sớm hơn bình thường. Và một số biểu hiện khác như không muốn ăn, mất năng lượng, lo lắng, hoặc tệ hơn là có hành vi tự sát.
Để có thể phòng tránh bệnh trầm cảm xảy đến, các bạn nên có những thói quen tốt hằng ngày như là tập thể dục thường xuyên, việc này giúp bạn điều chỉnh tâm trạng, tinh thần minh mẫn hơn trong công việc và học tập hằng ngày. Mỗi tối bạn cần chuẩn bị cho bản thân một giấc ngủ chất lượng, theo như nhiều nghiên cứu của Testtramcam.vn những người bị mất ngủ có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm cao gấp 10 lần so với những người ngủ ngon. Ngoài ra, giao tiếp với mọi người là một yếu tố rất quan trọng để cải thiện tâm trạng của chúng ta. Hãy hạn chế ở một mình quá lâu, nếu không nói chuyện với bạn bè, người thân bạn sẽ dễ bị trầm cảm hơn. Bên cạnh những mối quan hệ tích cực thì đôi khi chúng ta cần phải né tránh những nguồn năng lượng tiêu cực. Những hành vi này kéo dài sẽ khiến tâm trạng bạn ngày càng tệ đi, có thể dẫn đến trầm cảm. Hạn chế nicotine, rượu bia và chất gây nghiện khác, chúng có thể là một tác nhân gây trầm cảm và khiến khả năng tái phát trầm cảm cao hơn. Nó ảnh hưởng đến hoạt động của một số chất dẫn truyền thần kinh trong não.
Người bị trầm cảm thường phải đối mặt với nhiều thử thách về tinh thần và thể chất. Kế hoạch chăm sóc họ cần bao gồm sự hỗ trợ tâm lý, các liệu pháp điều trị thích hợp và sự động viên từ gia đình và bạn bè. Việc hiểu và chia sẻ sẽ giúp họ cảm thấy không cô đơn và từng bước vượt qua khó khăn.
Nếu các bạn đang có vấn đề về tâm lý, có những triệu chứng lo âu rối loạn. Thì hãy làm ngay các bài test về trầm cảm tại Test Trầm Cảm để kiểm tra và xác nhận mức độ mắc trầm cảm của bản thân. Từ đó có những phương pháp và hướng điều trị tốt nhất và phù hợp với bản thân nhé!