Hướng dẫn sử dụng thuốc chống trầm cảm 3 vòng Amitriptylin

thuốc chống trầm cảm 3 vòng amitriptylin

Thuốc chống trầm cảm 3 vòng amitriptylin là một lựa chọn điều trị hiệu quả cho những người mắc bệnh trầm cảm. Được biết đến với khả năng cải thiện tâm trạng và giảm các triệu chứng lo âu, amitriptylin đã trở thành một phần quan trọng trong phác đồ điều trị của nhiều bệnh nhân. Trong bài viết này, hãy cùng Testtramcam tìm hiểu về cách thức hoạt động, liều dùng, và những điều cần lưu ý khi sử dụng amitriptylin.

Thuốc chống trầm cảm 3 vòng amitriptylin là gì?

​​Theo thông tin từ Bộ Y tế, thuốc chống trầm cảm 3 vòng amitriptylin là một loại thuốc điều trị trầm cảm, lo âu và một số rối loạn tâm thần khác. Thành phần chính của amitriptylin bao gồm các chất có khả năng cân bằng hóa học não bộ. Đây là một trong những loại thuốc chống trầm cảm phổ biến và hiệu quả. Thuốc phù hợp cho người trưởng thành và đôi khi được chỉ định cho trẻ em trên 6 tuổi trong trường hợp đặc biệt. 

Thuốc chống trầm cảm 3 vòng amitriptylin là gì?
Thuốc chống trầm cảm 3 vòng amitriptylin là gì?

Amitriptylin hoạt động bằng cách tăng mức độ serotonin và norepinephrine trong não, giúp cải thiện tâm trạng và giảm các triệu chứng trầm cảm. Thuốc này phù hợp cho những người mắc trầm cảm từ mức độ trung bình đến nặng. Nhưng cần sử dụng dưới sự giám sát của bác sĩ.

Kết quả khảo sát của các viện nghiên cứu hàng đầu cả nước đã chỉ ra rằng thuốc chống trầm cảm 3 vòng amitriptylin có thể gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Chẳng hạn như khô miệng, táo bón, rối loạn thị giác, hạ huyết áp tư thế, buồn nôn, độc tính trên tim mạch, dị ứng da, buồn ngủ, tăng cân và suy giảm ham muốn tình dục. Những tác dụng phụ này đặc biệt ảnh hưởng đến người già và những người có vấn đề tim mạch. 

Hướng dẫn sử dụng thuốc chống trầm cảm 3 vòng amitriptylin

Theo lời khuyên của các Bác sĩ đầu ngành, liều lượng và cách sử dụng thuốc chống trầm cảm 3 vòng amitriptylin như sau:

Rối loạn trầm cảm nặng:

  • Người lớn: Bắt đầu với 25 mg hai lần/ngày. Có thể tăng liều đến 150 mg/ngày chia làm hai lần, tăng 25 mg mỗi 2 ngày.
  • Bệnh nhân cao tuổi (trên 65 tuổi) và bệnh nhân tim mạch: Bắt đầu với 10 – 25 mg/ngày. Có thể tăng đến 100 – 150 mg/ngày chia làm hai lần, thận trọng với liều trên 100 mg.
  • Thời gian điều trị: Tác dụng chống trầm cảm bắt đầu sau 2 – 4 tuần. Điều trị tiếp tục trong 6 tháng sau khi hồi phục để ngăn ngừa tái phát.

Đau dây thần kinh, dự phòng đau đầu mãn tính và đau nửa đầu:

  • Người lớn: Bắt đầu với 10 – 25 mg/ngày, uống vào buổi tối. Tăng liều 3 – 7 ngày một lần, mỗi lần 10 – 25 mg. Liều khuyến cáo: 25 – 75 mg/ngày vào buổi tối, có thể chia thành 2 lần.
  • Bệnh nhân cao tuổi và tim mạch: Liều tương tự như người bình thường.
  • Thời gian điều trị: Tác dụng giảm đau phát huy sau 2 – 4 tuần, có thể kéo dài đến vài năm tùy theo triệu chứng.

Đái dầm ban đêm:

  • Trẻ em:
    • Từ 6 đến 10 tuổi: 10 – 20 mg/ngày.
    • Từ 11 tuổi trở lên: 25 – 50 mg/ngày.
  • Tăng liều từ từ, uống thuốc khoảng 1 – 1,5 giờ trước khi đi ngủ.
  • Thời gian điều trị: Tối đa không quá 3 tháng.

​​Lưu ý: Đối với bệnh nhân điều trị tại bệnh viện cần dùng thuốc qua đường tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch: Bắt đầu với 100 mg/ngày, có thể tăng đến 200 – 300 mg/ngày chia thành 4 lần/ngày. Người bệnh cao tuổi và thiếu niên dùng liều tổng là 50 mg/ngày, chia thành nhiều lần. Chuyển sang đường uống ngay khi bệnh nhân có thể uống thuốc được, liều lượng giống như liều dùng đường tiêm.

Hướng dẫn sử dụng thuốc chống trầm cảm 3 vòng amitriptylin
Hướng dẫn sử dụng thuốc chống trầm cảm 3 vòng amitriptylin

Chống chỉ định của thuốc chống trầm cảm 3 vòng amitriptylin

Amitriptylin không nên sử dụng trong các trường hợp sau:

  • Mẫn cảm với Amitriptylin: Bệnh nhân có tiền sử dị ứng hoặc mẫn cảm với thành phần của thuốc.
  • Dùng chung với MAOI: Sử dụng đồng thời với các chất ức chế monoamine oxydase (IMAO) có thể gây hội chứng serotonin nguy hiểm.
  • Dùng chung với Cisapride: Sử dụng cùng với thuốc cisapride tăng nguy cơ rối loạn nhịp tim nghiêm trọng.
  • Bệnh nhân sau nhồi máu cơ tim: Không sử dụng trong giai đoạn hồi phục sau nhồi máu cơ tim hoặc trong tình trạng suy tim cấp.
  • Suy gan nặng: Bệnh nhân bị suy gan nặng không nên sử dụng thuốc này.
  • Trẻ dưới 6 tuổi: Không sử dụng cho trẻ em dưới 6 tuổi do nguy cơ tác dụng phụ nghiêm trọng.

Các loại thuốc không nên dùng chung với Amitriptylin:

  • Thuốc MAOI: Nguy cơ gây hội chứng serotonin.
  • Thuốc giảm giao cảm: Tăng tác dụng tim mạch của adrenaline, ephedrine.
  • Thuốc chẹn thần kinh adrenergic: Giảm tác dụng của các thuốc hạ huyết áp như guanethidine, clonidine và methyldopa.
  • Thuốc kháng cholinergic: Tăng tác dụng phụ trên mắt, hệ thần kinh trung ương, ruột và bàng quang.
  • Thuốc kéo dài khoảng QT: Tăng nguy cơ loạn nhịp thất khi kết hợp với quinidine, astemizole, terfenadine, pimozide, cisapride.
  • Thioridazine: Ức chế chuyển hóa thioridazine gây tăng tác dụng phụ tim.
  • Tramadol: Tăng nguy cơ co giật và hội chứng serotonin.
  • Thuốc ức chế thần kinh trung ương: Tăng tác dụng an thần, bao gồm cả rượu.

Ảnh hưởng của các thuốc khác đến Amitriptylin:

  • Ức chế CYP2D6: Thuốc an thần, thuốc ức chế tái hấp thu serotonin, thuốc chẹn beta và thuốc chống loạn nhịp tim có thể giảm chuyển hóa và tăng nồng độ amitriptylin trong huyết tương, dẫn đến tăng tác dụng phụ.
  • Cytochrome P450: Cimetidine, methylphenidate, thuốc chẹn kênh calci, fluvoxamine, fluconazole có thể làm tăng nồng độ amitriptylin trong huyết tương.
  • Chất gây cảm ứng cytochrome P450: Thuốc tránh thai đường uống, rifampicin, phenytoin, barbiturate, carbamazepine, St. John’s Wort có thể tăng chuyển hóa và giảm hiệu quả của amitriptylin.

Tương tác với thực phẩm: Không dùng thuốc với nước ép bưởi, đồ uống có chứa carbonat hoặc cồn

Tương tác thuốc với Amitriptylin trong điều trị trầm cảm

Có một số loại thuốc tương tác tích cực với Amitriptylin trong điều trị trầm cảm, bao gồm:

  • Aripiprazole: Dùng chung với liều trung bình từ 10 – 12mg/ngày, hiệu quả điều trị cao và có thể cải thiện triệu chứng trầm cảm.
  • Quetiapine: Với liều trung bình khoảng 182mg/ngày, Quetiapine phối hợp với Amitriptylin cho hiệu quả điều trị rõ rệt, đặc biệt là trong việc cải thiện triệu chứng và giảm nguy cơ tái phát.
  • Risperidone: Tăng liều thêm 2mg/ngày, Risperidone khi kết hợp với Amitriptylin giúp cải thiện các triệu chứng và giảm khả năng tái phát.
  • Olanzapine: Phối hợp với Amitriptylin giúp cải thiện triệu chứng trầm cảm, tuy nhiên có thể gây tăng cân và tác dụng phụ khác.
  • Paliperidone: Khi phối hợp với Amitriptylin, giúp cải thiện triệu chứng rõ rệt sau thời gian ngắn điều trị.

Việc phối hợp giữa các loại thuốc này có thể tăng hiệu quả điều trị. Nhất là đối với bệnh nhân không phản ứng với thuốc chống trầm cảm đơn trị liệu. Tuy nhiên, quyết định sử dụng hoặc kết hợp thuốc cần được thực hiện dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Lưu ý khi sử dụng Amitriptyline

Lưu ý chung:

  • Cẩn trọng với bệnh nhân có tiền sử động kinh, bí tiểu tiện, suy gan, hoặc các vấn đề về tim mạch.
  • Ngừng dùng thuốc ức chế monoamin oxydase ít nhất 14 ngày trước khi bắt đầu điều trị bằng Amitriptyline.
  • Tránh sử dụng cùng với các thuốc kháng cholinergic.
  • Đối với bệnh nhân cần phẫu thuật, cần cân nhắc về nguy cơ loạn nhịp và hạ huyết áp, đặc biệt là ở người cao tuổi.
  • Theo dõi chặt chẽ trong vài tuần đầu điều trị để tránh tình trạng tự tử.

Lưu ý với phụ nữ mang thai: Amitriptyline có thể gây ảnh hưởng đáng kể đến thai nhi, đặc biệt là trong ba tháng cuối thai kỳ. Chỉ sử dụng khi cần thiết và dưới sự giám sát của bác sĩ.

Lưu ý với phụ nữ cho con bú: Amitriptyline và các chất chuyển hóa có thể bài tiết qua sữa mẹ gây ảnh hưởng đến trẻ em. Mẹ bỉm nên ngưng cho con bú khi bắt đầu điều trị bằng Amitriptyline.

Lưu ý khi lái xe và vận hành máy móc: Amitriptyline có thể làm suy giảm khả năng tập trung, đặc biệt là khi sử dụng cùng với rượu. Người bệnh nên tránh lái xe hoặc vận hành máy móc trong thời gian điều trị.

​​Theo nhận định tổng quan, thuốc chống trầm cảm 3 vòng amitriptylin có thể mang lại hiệu quả trong việc điều trị trầm cảm và một số rối loạn tâm thần khác. Tuy nhiên, tác dụng phụ của thuốc có thể gây ra phiền toái cho người dùng. Khi sử dụng, bệnh nhân cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin quan trọng về thuốc chống trầm cảm. Đừng quên theo dõi Testtramcam để cập nhật những thông tin cần thiết và bổ ích giúp bạn và người thân xung quanh tránh khỏi những vấn đề và căn bệnh trầm cảm.

Để xác định bản thân có mắc bệnh trầm cảm hay không và mức độ mà bản thân mắc trầm cảm ở giai đoạn nào? Các bạn hãy kiểm tra qua các bài test trầm cảm tại Test Trầm Cảm để xem bản thân có mắc trầm cảm và mức độ trầm cảm như thế nào. Từ đó đưa ra những hướng điều trị kịp thời và phù hợp với bản thân nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Xin chào các đọc giả testtramcam.vn !

Đây là nội dung chất lượng và hoàn toàn miễn phí, chúng tôi không thu bất kỳ chi phí nào người dùng. Tuy nhiên, chúng tôi cần một ít chi phí để nội dung ngày càng tốt hơn và phục vụ các bạn đọc giả tốt hơn, đôi khi trong quá trình truy cập website sẽ xuất hiện 1 vài quảng cáo. Hy vọng các bạn thông cảm.

Tắt Quảng Cáo
Tôi đồng ý
Bắt đầu test nhanh Các bài test trầm cảm