Trầm cảm ở lứa tuổi học sinh đang trở thành một vấn đề ngày càng đáng lo ngại, ảnh hưởng sâu sắc đến sức khỏe tinh thần và kết quả học tập của các em. Việc nhận biết và can thiệp kịp thời là vô cùng quan trọng để giúp học sinh vượt qua những khó khăn tâm lý này và phát triển toàn diện. Hãy cùng Testtramcam.vn tìm hiểu thêm về trầm cảm ở lứa tuổi học sinh và cách phòng tránh trong bài viết bên dưới nhé!
Trầm cảm thường gặp ở lứa tuổi học sinh là gì? Vì sao học sinh lại bị trầm cảm
Trầm cảm tuổi học đường là một tình trạng rối loạn tâm lý tuổi dậy thì có thể gây ảnh hưởng đến suy nghĩ, cảm xúc và cách hành xử của trẻ. Thậm chí, trầm cảm ở tuổi học sinh còn gây ra những vấn đề thể chất và khả năng nhận thức ở trường. Tuy xảy ra không phổ biến nhưng ảnh hưởng của bệnh trầm cảm ở lứa tuổi học sinh rất nguy hiểm, nặng nề nhất trẻ bị rối loạn trầm cảm có thể có ý định tự sát.
Theo một số thông tin mà testtramcam tìm hiểu, nguyên nhân gây trầm cảm ở lứa tuổi học sinh có thể là do: gen di truyền, ký ức đau buồn trong tuổi thơ, áp lực việc học, cuộc sống, hormone mất cân bằng, bạo lực học đường, thiếu sự quan tâm từ bố mẹ, người thân hay bạn bè,… Cũng bởi lứa tuổi còn trẻ mà nhiều phụ huynh chưa ý thức được sự nghiêm trọng của bệnh trầm cảm học đường. Điều này khiến bệnh có xu hướng gia tăng nhanh chóng về số lượng và tiến triển nặng hơn.
Hậu quả của bệnh trầm cảm ở lứa tuổi học sinh rất khó lường, phụ thuộc vào mức độ bệnh mà học sinh, sinh viên đang gặp phải. Thông thường sẽ gây ra một số hậu quả như: Thành tích học tập giảm sút, các mối quan hệ bạn bè, xã hội bị thu hẹp, tương tác với người thân bị giảm sút, ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần,… Thậm chí ở các trường hợp bệnh nặng hơn sẽ gây ra những hậu quả khó lường, các em học sinh sẽ xu hướng tự làm tổn thương bản thân, có hành vi tự tử,…
Dấu hiệu trầm cảm ở học sinh gồm những gì? Điều trị như thế nào?
Lứa tuổi học sinh là lứa tuổi các em trải qua nhiều thay đổi cả bên trong và bên ngoài của bản thân. Điều này dễ dẫn đến những suy nghĩ lệch lạc, ảnh hưởng tiêu cực dẫn đến bệnh trầm cảm. Testtramcam sẽ liệt kê một số dấu hiệu bệnh trầm cảm ở lứa tuổi học sinh như: Thường xuyên cáu giận, buồn mà không hề có lý do, thói quen ngủ thay đổi, mất hứng thú trong công việc, sở thích, có thái độ thù địch đối với cha mẹ và xã hội, thích ở một mình, bị ám ảnh bởi việc tự tử hay cái chết,…
Trầm cảm khi còn là học sinh cũng sẽ được áp dụng các giải pháp như bệnh trầm cảm khác: hỗ trợ cải thiện tại nhà, sử dụng thuốc, liệu trình trị liệu tâm lý,… Việc điều trị tùy vào mức độ và nguyên nhân, mà bạn nên cân nhắc và đưa ra lời khuyên, cũng như những phương pháp chữa trị thích hợp nhất.
Qua các nghiên cứu của testtramcam cho thấy phần lớn các nguyên nhân dẫn đến trầm cảm ở trẻ xuất phát từ cuộc sống hàng ngày. Do đó, bố mẹ có thể giúp trẻ giảm nguy cơ bị trầm cảm thông qua các biện pháp như là xây dựng lối sống khoa học, thường xuyên tập thể dục thể thao, giúp trẻ nhận biết và xây dựng các mối quan hệ xã hội lành mạnh, cân bằng thời gian học tập, vui chơi và ngủ nghỉ cho trẻ, tránh để trẻ cảm thấy căng thẳng, áp lực, thường xuyên tâm sự, hỏi han và chia sẻ với trẻ.
Trầm cảm ở trẻ em tuy là một bệnh lý nghiêm trọng và có thể gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm nhưng bệnh thường có thể điều trị được. Do đó, khi trẻ có dấu hiệu trầm cảm, bố mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ và các chuyên gia tâm lý để được hỗ trợ càng sớm càng tốt.
Theo nhận định của Test Trầm Cảm Online, trầm cảm ở lứa tuổi học sinh là một vấn đề nghiêm trọng cần được quan tâm và xử lý kịp thời. Bằng cách nhận biết sớm các dấu hiệu và tìm kiếm sự hỗ trợ từ gia đình và chuyên gia, chúng ta có thể giúp các em vượt qua khó khăn và phát triển một cách khỏe mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần. Và nếu bản thân có những biểu hiện của việc trầm cảm thì hãy kiểm tra ngay tại các bài test trầm cảm để tìm ra phương thức điều trị kịp thời và hiệu quả nhất nhé!