Trầm cảm ở nam giới là một vấn đề sức khỏe tâm lý nghiêm trọng nhưng thường bị bỏ qua. Nhiều nam giới gặp khó khăn trong việc thừa nhận và đối phó với trầm cảm do áp lực xã hội về sự mạnh mẽ và kiên cường. Điều này dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng về mặt tinh thần và thể chất nếu không được can thiệp kịp thời. Hãy cùng Testtramcam.vn tìm hiểu cách chữa bệnh trầm cảm ở nam giới trong bài viết dưới đây nhé!
Bệnh trầm cảm ở nam giới có nguy hiểm không?
Theo các chuyên gia tâm lý, bệnh trầm cảm ở nam giới là tình trạng rối loạn tâm trạng nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống hàng ngày của người mắc.
Trầm cảm ở nam giới có thể phát sinh từ nhiều nguyên nhân. Bao gồm áp lực từ công việc, học tập ở độ tuổi thiếu niên. Áp lực từ cuộc sống hàng ngày, căng thẳng trong hôn nhân và gia đình, cũng như các yếu tố xã hội và tâm lý khác. Nam giới thường có xu hướng lạm dụng rượu hoặc chất gây nghiện để giảm căng thẳng và cảm giác trống rỗng. Nhưng thực tế, điều này chỉ làm tăng thêm cảm giác mệt mỏi và không giải quyết được vấn đề.
Trầm cảm ở nam giới thường có những dấu hiệu khác biệt so với phụ nữ. Theo thông tin từ các viện nghiên cứu hàng đầu cả nước. Testtramcam đã tổng hợp một số dấu hiệu thường gặp của bệnh trầm cảm ở nam giới là mệt mỏi, khó tập trung, giận dữ, căng thẳng, lo lắng, lạm dụng rượu, rối loạn giấc ngủ, rối loạn sinh dục, và suy nghĩ tự tử. Các biểu hiện này thường đi kèm với thay đổi trong lối sống và sinh hoạt hàng ngày.
Phương pháp chữa bệnh trầm cảm ở nam giới hiệu quả
Nam giới thường phải đối mặt với nhiều thử thách về tinh thần và thể chất dễ gây nên trầm cảm. Nên có kế hoạch chăm sóc họ bao gồm sự hỗ trợ tâm lý, các liệu pháp điều trị thích hợp và sự động viên từ gia đình và bạn bè. Testtramcam.vn sẽ mách bạn một số phương pháp đơn giản và hiệu quả giúp cải thiện tình trạng bệnh trầm cảm ở nam giới nhé.
Sử dụng thuốc:
- Thuốc được dùng khá phổ biến trong cách trị bệnh trầm cảm ở nam giới, chúng giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh khá nhanh chóng bằng cách làm tăng serotonin và noradrenalin trong não. Đây là những chất dẫn truyền thần kinh liên quan đến việc điều chỉnh cảm xúc và tâm trạng.
- Sau khi sử dụng thuốc từ 2 đến 4 tuần, người bệnh có thể cảm nhận được những thay đổi tích cực. Một số trường hợp khác có thể sớm hơn hoặc muộn hơn.
- Khi được điều trị bằng thuốc, người bệnh cần tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ và không được tự ý bỏ ngang.
Liệu pháp tâm lý (CBT):
- Với liệu pháp nhận thức hành vi (CBT), người bệnh sẽ học cách hiểu và thách thức các suy nghĩ, niềm tin tiêu cực. Từ đây, họ sẽ học cách thay đổi các hành vi có tính phá hoại và vô ích.
- Với trị liệu nhóm, nam giới bị trầm cảm có thể chia sẻ cảm xúc của mình cùng những người có chung trải nghiệm. Qua đó, họ học được cách kết nối và cải thiện các mối quan hệ cá nhân. Tất cả những liệu pháp tâm lý này nhằm giúp người bệnh nhận diện, nói ra những cảm xúc của mình và hướng đến những thay đổi tích cực.
Tập thể dục đều đặn:
- Thói quen tập thể dục thường xuyên giúp giảm các triệu chứng trầm cảm và ngăn ngừa tái phát.
- Khi mới bắt đầu tập thể dục, bạn có thể cảm thấy chán nản, mệt mỏi. Để duy trì động lực tập luyện, bạn có thể áp dụng các bài tập đơn giản, nhịp nhàng hoặc tìm một người bạn tập cùng.
- Bạn nên dành ít nhất 30 phút tập thể dục mỗi ngày. Bạn có thể bắt đầu từ từ, không nên quá ép mình. Ví dụ hôm đầu tiên bạn có thể đi bộ 10 phút, rồi sau đó tăng dần.
Xây dựng chế độ ăn uống:
- Khi cơ thể được bổ sung đủ các kháng chất, dinh dưỡng, vitamin cần thiết thì sẽ giúp cho não bộ được hoạt động tốt hơn, giúp con người cân bằng được cảm xúc, thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể.
- Bạn nên lưu ý ăn uống đúng giờ, đủ bữa, bổ sung rau xanh, hạn chế đồ cay nóng, đồ ăn nhanh và không dùng rượu bia, chất kích thích.
Hạn chế các yếu tố nguy cơ: Các nguyên nhân trầm cảm ở nam giới bắt nguồn từ nhiều yếu tố như sinh học, tâm lý và xã hội, lối sống, các mối quan hệ… Vì thế, bạn nên chú ý đến người thân hoặc người quen xung quanh có những vấn đề như:
- Có tiền sử lạm dụng rượu hoặc ma túy
- Gặp chấn thương về tâm lý hoặc thể chất
- Cô đơn và ít nhận được sự hỗ trợ của xã hội
- Không có khả năng kiểm soát căng thẳng hiệu quả
Thay đổi lối sống tích cực: Việc thay đổi lối sống tích cực có thể giúp bạn giảm bệnh trầm cảm và phòng ngừa tái phát. Các cách thực hiện bao gồm:
- Đặt mục tiêu ngủ đủ 8 tiếng
- Kiểm soát sự căng thẳng
- Học cách thư giãn
- Dành thời gian tiếp xúc ánh sáng mặt trời
Nhận biết và điều trị trầm cảm ở nam giới là rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe tâm lý và thể chất. Hãy luôn chú ý đến các dấu hiệu bất thường và tìm kiếm sự hỗ trợ từ chuyên gia tâm lý để có biện pháp can thiệp kịp thời. Nếu các bạn đang có vấn đề về tâm lý, có những triệu chứng lo âu rối loạn. Thì hãy làm ngay các bài test về trầm cảm tại Test Trầm Cảm để kiểm tra và xác nhận mức độ mắc trầm cảm của bản thân. Từ đó có những phương pháp và hướng điều trị tốt nhất và phù hợp với bản thân nhé!