Bệnh trầm cảm có nguy hiểm không? Những tác hại của bệnh trầm cảm nếu không được chữa trị kịp thời

bệnh trầm cảm có nguy hiểm không

Bệnh trầm cảm là một căn bệnh rất nguy hiểm và khó có thể chữa trị. Hiện nay, việc mắc bệnh ngày càng gia tăng và mang lại nhiều hậu quả đáng tiếc cho cộng đồng xã hội. Gây ra hoang mang, quan tâm và lo lắng của mọi người về vấn đề này. Chính vì vậy, bài viết này sẽ làm rõ căn bệnh này có thực sự nguy hiểm khônag và tìm ra cách điều trị phù hợp đối với loại bệnh này. Hãy cùng Testtramcam.vn tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé! 

Bệnh trầm cảm có nguy hiểm không?

Bệnh trầm cảm không chỉ là một tâm trạng buồn bã thoáng qua. Mà là một rối loạn tâm lý nghiêm trọng ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người bệnh. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, bệnh trầm cảm có thể gây ra các hậu quả nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Người bị trầm cảm thường cảm thấy buồn bã, mất động lực, khó tập trung và mất hứng thú với các hoạt động thường ngày. Điều này ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất như rối loạn giấc ngủ, giảm sức đề kháng, tăng nguy cơ các bệnh tim mạch, tiểu đường…Thậm chí, họ phải đối mặt với nguy cơ tự sát. Bên cạnh đó, người bị trầm cảm thường xa lánh gia đình, bạn bè và xã hội, gây ảnh hưởng xấu đến các mối quan hệ.

Bệnh trầm cảm có nguy hiểm không?
Bệnh trầm cảm có nguy hiểm không?

Theo Testtramcam.vn tìm hiểu, ở mỗi giai đoạn của bệnh đều có những mức độ nguy hiểm được thể hiện rõ qua từng hành động của bệnh nhân. Cụ thể như sau:

  • Trầm cảm nhẹ: Người bệnh cảm thấy khó chịu, tức giận, tuyệt vọng, không có động lực để làm việc. Những triệu chứng này thường nh
  • ẹ, ít chú ý. Thậm chí còn có những dấu hiệu về đau nhức, mệt mỏi cơ thể. Vì vậy, cần phải chú ý và kiểm tra sức khoẻ kỹ lưỡng và rõ ràng hơn. 
  • Trầm cảm vừa: Người mắc bệnh sẽ dễ bị tổn thương, khả năng làm việc bị giảm sút, cảm thấy bản thân vô dụng, nhạy cảm và lo lắng thái quá. Điều này làm cho người bệnh dễ bị rối loạn cảm xúc và thiếu động lực trong cuộc sống.
  • Trầm cảm nặng: Mức độ này sẽ nặng hơn hai mức độ trên, người bệnh dễ kích động, tự làm tổn thương bản thân và có ý nghĩ đến việc tự sát. Ở mức độ này, gia đình và người thân cần phải lưu ý và chăm sóc bệnh nhân kỹ lưỡng hơn.
  • Trầm cảm nặng kèm theo loạn thần: Đây là mức độ cao nhất và nguy hiểm nhất, người bệnh hay bị hoang tưởng, ảo giác như việc hay tưởng tượng ra những tai hoạ sắp đến, nghe được tiếng nói, âm thanh lạ… Mức độ này cần phải theo dõi thường xuyên, sát sao để tránh những việc nguy hiểm không đáng có. 

Những tác hại của bệnh trầm cảm nếu không được chữa trị kịp thời

Để nhận biết về bệnh trầm cảm, sẽ có những dấu hiệu phổ biến dễ dàng thấy được qua từng hành động của bệnh nhân. Họ thường có cảm giác tuyệt vọng vào cuộc sống, mất ngủ, hay có hành động tự tổn thương bản thân thậm chí là nghĩ đến cái chết. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc sinh hoạt của bệnh nhân. 

Theo các thông tin mà Testtramcam.vn tìm hiểu được, việc hình thành nên bệnh đều có những nguyên nhân nhất định. Cụ thể, bệnh trầm cảm được xác định bởi những nguyên nhân phổ biến như: Yếu tố di truyền, rối loạn thần kinh trong não, gặp những áp lực, căng thẳng trong cuộc sống, hay các bệnh lý về thể chất. Việc tìm ra nguyên nhân của bệnh là một bước quan trọng trong quá trình chữa bệnh. Điều này sẽ giúp việc chữa trị trở nên hiệu quả và dễ dàng hơn.

Những tác hại của bệnh trầm cảm nếu không được chữa trị kịp thời
Những tác hại của bệnh trầm cảm nếu không được chữa trị kịp thời

Bệnh trầm cảm nếu không được chữa trị kịp thời sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Bệnh nhân có thể rơi vào trạng thái trầm cảm nặng hơn, nguy cơ tự sát tăng cao. Họ cũng có thể gặp khó khăn trong công việc, học tập và các mối quan hệ xã hội. Ngoài ra, bệnh nhân dễ mắc các bệnh lý khác như rối loạn ăn uống, nghiện ngập, bệnh tim mạch…

Theo từng giai đoạn sẽ có những phương pháp điều trị tương ứng phù hợp. Cụ thể như sau:

Giai đoạn nhẹ:

  • Điều trị bằng liệu pháp tâm lý như tư vấn, trị liệu hành vi-nhận thức.
  • Áp dụng các biện pháp lối sống lành mạnh như tập thể dục, ngủ đủ, ăn uống đúng cách.
  • Dùng thuốc an thần, chống trầm cảm nhẹ nếu cần thiết.

Giai đoạn vừa:

  • Kết hợp liệu pháp tâm lý và dùng thuốc chống trầm cảm như SSRI, SNRI.
  • Theo dõi chặt chẽ tình trạng và điều chỉnh liều lượng thuốc phù hợp.
  • Đôi khi cần kết hợp thêm các loại thuốc khác như mood stabilizer.

Giai đoạn nặng:

  • Điều trị bằng liệu pháp tâm lý kết hợp với thuốc chống trầm cảm liều cao.
  • Có thể cân nhắc điều trị bằng ECT (Điện châm) hoặc các kỹ thuật kích thích não khác.
  • Cần nhập viện nếu có nguy cơ tự tử hoặc các triệu chứng trầm trọng.

Giai đoạn nặng kèm loạn thần:

  • Sử dụng thuốc kháng trầm cảm kết hợp với các loại thuốc khác như mood stabilizer, anxiolytic.
  • Thử nghiệm các liệu pháp kích thích não như rTMS, ketamine.
  • Theo dõi chặt chẽ và điều chỉnh liệu trình liên tục.

Bên cạnh việc điều trị thì chế độ sinh hoạt và môi trường sống đóng vai trò quan trọng trong ngăn ngừa bệnh trầm cảm. Duy trì lịch ngủ nghỉ đều đặn, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, tập thể dục thường xuyên, và tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí sẽ giúp cải thiện sức khỏe tinh thần. Đồng thời, sống trong không gian thoáng đãng, với ánh sáng tự nhiên, tránh xa yếu tố gây căng thẳng, và xây dựng mạng lưới hỗ trợ xã hội cũng là các biện pháp hiệu quả. Việc thực hiện các khuyến nghị này sẽ giúp phòng ngừa bệnh trầm cảm một cách toàn diện.

Hiện nay, có nhiều địa điểm và dịch vụ để khám và điều trị bệnh trầm cảm. Trong đó bao gồm các bệnh viện tâm thần, phòng khám tâm lý, các bác sĩ gia đình… Bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý để được đánh giá và lên kế hoạch điều trị phù hợp. 

Theo những thông tin mà Testtramcam.vn đã tổng hợp ở bài viết trên. Bệnh trầm cảm là một căn bệnh cực kỳ nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh. Vì vậy, người bệnh và người thân cần phải quan sát, theo dõi tình trạng bệnh. Đồng thời, thực hiện các biện pháp điều trị. Có như vậy, bệnh tình mới có thể thuyên giảm và được cải thiện tốt hơn.

Nếu bạn đang mắc bệnh trầm cảm nhưng không biết mức độ ở giai đoạn nào và mức độ nguy hiểm như thế nào. Thì hãy kiểm tra qua các bài test trầm cảm tại Test Trầm Cảm để biết vấn đề mà bản thân đang gặp phải. Từ đó tìm ra phương pháp và phương thức điều trị phù hợp, tốt nhất đối với bản thân nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Xin chào các đọc giả testtramcam.vn !

Đây là nội dung chất lượng và hoàn toàn miễn phí, chúng tôi không thu bất kỳ chi phí nào người dùng. Tuy nhiên, chúng tôi cần một ít chi phí để nội dung ngày càng tốt hơn và phục vụ các bạn đọc giả tốt hơn, đôi khi trong quá trình truy cập website sẽ xuất hiện 1 vài quảng cáo. Hy vọng các bạn thông cảm.

Tắt Quảng Cáo
Tôi đồng ý
Bắt đầu test nhanh Các bài test trầm cảm